Powered By Blogger

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

5 CÁCH HẠ SỐT CHO TRẺ TẠI NHÀ




Trường hợp bé sốt nhẹ hoặc chưa có dấu hiệu nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ trên 3 tháng tuổi, không nhất thiết phải đưa trẻ đi khám bác sĩ, ba mẹ có thể chủ động hạ sốt cho bé tại nhà bằng các phương pháp sau:

Tips 1: Nới lỏng quần áo, cho bé mặc đồ thoáng mát

Một số phụ huynh thấy con sốt chân tay lạnh nên mặc nhiều quần áo, đắp chăn ủ ấm cho con. Như thế không những không giúp con hạ sốt mà còn ngăn chặn cơ chế thải nhiệt tự nhiên của cơ thể.

Do đó, khi trẻ sốt ba mẹ nên cho bé mặc quần áo mỏng, rộng rãi, thoáng mát để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Tips 2: Bổ sung nhiều nước cho trẻ

Sốt khiến cơ thể mất nước do đó ba mẹ cần chú ý bổ sung nhiều nước cho trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh hãy tăng cữ bú, cho bé bú lượng nhiều hơn.




Với trẻ đã bước qua giai đoạn ăn dặm ba mẹ cố gắng khuyến khích con nạp thêm nhiều chất lỏng như cháo, súp, nước lọc, nước trái cây,…tìm hiểu các món ăn dặm bổ dưỡng giúp con ăn ngon miệng hơn, mau chóng lành bệnh.

Một cách khác giúp trẻ cân bằng điện giải khi sốt là cho trẻ uống oresol, hydrite,… Tuy nhiên, phụ huynh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Tips 3: Dùng thuốc hạ sốt cho bé đúng cách đảm bảo an toàn

Thuốc hạ sốt được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.

Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ là Paracetamol, Ibuprofen (Hapacol, Brufen, Ibufen, Efferalgan,…)


Trong đó, paracetamol dạng gói hoặc siro là loại thuốc hạ sốt cho trẻ thường được dùng do dễ sử dụng, hạ sốt nhanh, ít tác dụng phụ hơn.

Thuốc này thường phát huy tác dụng sau 30 phút, liều chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng, uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ nếu trẻ còn sốt. Tổng liều tối đa trong 24h không quá 60 mg/kg thể trọng để tránh gây quá liều, ngộ độc, đảm bảo an toàn cho trẻ.



Trường hợp trẻ sốt cao co giật thì phải sử dụng thuốc hạ sốt bào chế dạng viên đạn đặt hậu môn, không sử dụng đường uống vì trẻ rất dễ bị sặc.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, liều thuốc hạ sốt phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi của trẻ. Tốt nhất, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Việc dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến Dược sỹ, Bác sỹ và cần chú ý theo dõi kỹ trẻ trong khi sử dụng thuốc


Tips 4: Lau chườm ấm hạ sốt cho bé

Chườm khăn ấm là một trong những cách hạ sốt cho bé tại nhà khá hiệu quả. Khi trẻ sốt, ba mẹ chuẩn bị 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước, một khăn chườm toàn thân, các khăn còn lại đặt 2 bên nách, 2 bên bẹn cho con.



Thay khăn và tiếp tục chườm như vậy cho đến khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống mức bình thường.

Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế như:

  • Khăn ấm khiến bé khó chịu
  • Mất khá nhiều thời gian chuẩn bị
  • Bất tiện khi phải thay khăn nhiều lần.



Chườm thảo dược là một phương pháp dân gian giúp hạ sốt khá nhanh. Theo y học cổ truyền, các dược liệu có công dụng giải cảm hạ sốt tốt như cỏ nhọ nồi, bạc hà, tía tô, diếp cá, gừng, chanh, …



Các bà các mẹ thường sử dụng các loại lá, loại quả này đắp lên trán, gan bàn chân để hạ sốt cho bé.

Ưu điểm của phương pháp này là: 

- Các dược liệu có tính hàn, có tinh dầu giúp ra mồ hôi, hạ sốt an toàn.

Tuy nhiên lại có một số nhược điểm như:

- Khó khăn trong việc chuẩn bị, thảo dược mua không rõ nguồn gốc

- Dùng không rõ liều lượng

- Mất vệ sinh và trẻ khó chịu khi phải đắp bã lá kèm theo gạc.

Để khắc phục những nhược điểm này, ba mẹ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Khăn hạ sốt Dr.Papie. Sản phẩm này vừa hạ sốt nhanh vừa an toàn, thuận tiện.




Khi trẻ sốt, ba mẹ chỉ cần lấy khăn Dr.Papie đã tẩm sẵn các thảo dược hạ sốt ra và lau chườm toàn thân cho bé đặc biệt là các vị trí có mạch máu lớn đi qua như 2 bên cổ, 2 bên nách, 2 bên bẹn, 2 gan bàn tay, 2 gan bàn chân và dùng một khăn đắp lên trán giúp con dễ chịu hơn.


Khăn chứa các thảo dược lành tính (tía tô/bạc hà, cỏ nhọ nồi, chanh,…) với liều lượng thích hợp, không gây kích ứng da bé, lau chườm ngoài da an toàn nên ba mẹ hoàn toàn yên tâm cho trẻ sử dụng.

Biện pháp lau chườm vật lý này hoàn toàn có thể kết hợp với thuốc trong trường hợp trẻ sốt cao để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn, phòng co giật cũng như các biến chứng nguy hiểm khác.


Những điều cần tránh khi hạ sốt cho trẻ

Một số điều ba mẹ không nên làm khi con sốt như:

  • Không ủ ấm, mặc quần áo nhiều lớp
  • Không nên cho trẻ nằm phòng kín, ngột ngạt
  • Không dùng rượu, cồn hay nước đá lau hạ sốt cho bé
  • Không lạm dụng thuốc hạ sốt, chỉ dùng thuốc khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C
  • Không nặn chanh, không cho vật cứng vào miệng khi trẻ sốt cao co giật
  • Không kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt
  • Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho con
Trên đây là những biện pháp hạ sốt cho bé tại nhà, ba mẹ có thể áp dụng để chủ động kiểm soát tốt cơn sốt  và giúp trẻ dễ chịu hơn khi sốt.

Ba mẹ cần chú ý thường xuyên theo dõi thân nhiệt và dấu hiệu bên ngoài của trẻ, khi bé sốt cao liên tục, ngủ li bì, uống thuốc hạ sốt không hạ, nôn nhiều, co giật,…cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

THÔNG TIN CÁCH DÙNG THUỐC CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.


VUI LÒNG XIN Ý KIẾN CỦA DƯỢC SĨ, BÁC SỸ KHI SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

LÀM ĐẸP BẰNG ĐÔNG Y LIỆU PHÁP - BÍ QUYẾT DƯỠNG NHAN CỦA NGƯỜI XƯA

Để dưỡng nhan, duy trì vẻ thanh xuân của người phụ nữ mà chủ yếu là biểu hiện ở làn da, y học cổ truyền chủ yếu điều chỉnh chức năng tạng ph...

Phổ Biến